Xã Bình Lương tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện các mô hình phát triển kinh tế
Chiều ngày 04/10/2023, UBND xã Bình Lương tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn; Định hướng thúc đẩy, vận động chính sách phát triển trong thời gian tới. Dự Hội nghị có Đồng chí Lê Tiến Đạt – Trưởng phòng NN và PTNT; Ông Cao Phan Việt - Trưởng chương trình vùng Như Xuân; đại diện Vườn Quốc gia Bến En và các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy, TT HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể; các đồng chí trong Ban phát triển 6 thôn và có sự tham gia của hơn 60 hộ dân quan tâm đến các mô hình phát triển kinh tế, mong muốn được trao đổi, chia sẻ phát triển kinh tế trên địa bàn xã.
Đồng chí Lê Đức Tuấn - PBT Đảng ủy Chủ tịch UBND xã khai mạc Hội nghị
Tại Hội nghị, đồng chí Đinh Đình Phú - PCT UBND đã báo cáo đánh giá kết quả triển khai các mô hình và định hướng phát triển kinh tế trên địa bàn xã trong thời gian tới. Theo báo cáo, hiệu quả từ các mô hình phát triển kinh tế đã triển khai trên địa bàn đem lại thu nhập cho các hộ dân cũng như Hợp tác xã trên 100 tỉ đồng, cụ thể:
Nuôi trâu, bò: thịt, sinh sản
Chăn nuôi trâu, bò sinh sản và lấy thịt đã tồn tại và phát triển trên địa bàn xã từ lâu đời. Là vật nuôi chủ lực đem lại giá trị kinh tế cao, ngoài việc hỗ trợ sức khéo trong nông nghiệp còn cung cấp nguồn giống, thực phẩm lớn trên thị trường. Nhờ có khí hậu thuận lợi, nguồn thức ăn sẵn có, lượng lao động dôi dư...Nhiều hộ dân chăn nuôi trâu, bò sinh sản và lấy thịt đạt kết quả tốt, góp phần phát triển kinh tế gia đình, có nhiều hộ thoát nghèo trở thành hộ khá, hộ giàu. Nhận thấy được tiềm năng phát triển của mô hình chính quyền địa phương đã có nhiều định hướng, kế hoạch và triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước về hỗ trợ con giống, vật nuôi như chương trình 30a, 135, chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, đặc biệt trong đó có các trương trình tài trợ như Viettel, Chương trình vùng Như Xuân (Tầm nhìn thế giới).
Số hộ được hỗ trợ ước tính 400 lượt/350 hộ; Cho đến nay trên địa bàn xã có 207 hộ nuôi trong đó có 4 gia trại/20 con và 2 trang trại/60 con. Với tổng đàn hiện nay khoảng trên 650 con, chủ yếu tập trung ở 02 thôn Hợp Thành và Làng Mài, hằng năm bán ra thị trường 250-300 Giá thị trường ước đạt 15 triệu đồng/1con tổng thu nhập cả xã ước đạt 3,5 - 4,5 tỉ đồng/năm
Nuôi Dê
Chăn nuôi dê cũng được phát triển trên địa bàn xã trong khoảng 10 năm trở lại đây có những thời điểm đàn dê đạt đến 500 con, có những hộ nuôi đạt đến hằng trăm con, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các chương trình hỗ trợ như 30a,135 và chương trình vùng Như Xuân
Hiện nay trên địa bàn xã có 8 hộ nuôi dê với 160 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường khoảng khoảng 700 - 1000kg với giá bán từ 130.000 160.000đ/kg mỗi năm thu về từ 100.000.000đ 160.000.000đ/năm
Nuôi cá:
Hiện nay trên địa bàn xã có 82,23ha diện tích ao, hồ trong đó có 80,23ha diện tích nuôi cá chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống như cá rô phi, cá chép, các trắm, cá trôi, cá mè.
Các chính sách hỗ trợ nhằm kích cầu các hộ nuôi cá theo mô hình như hộ ông Lê Đình Đặng với mô hình nuôi cá rô phi đơn tính, hộ ông Trịnh Đăng Hoàng với mô hình nuôi cá lồng cho đến nay vẫn duy trì tốt hiện nay toàn xã có 240 hộ nuôi với sản lượng ước đạt 1 tấn/ha/năm với giá bán hiện nay cho từng loại cá dao động từ 30.000đ - 70.000đ/kg với diện tích ao hồ 80,23ha. Hằng năm trên địa bàn xã thu hoạch khoảng 80 - 100 tấn/ năm thu về từ 4,5 - 5 tỷ đồng/năm.
Nuôi Gà
Gà là loại vật nuôi phổ biến, dễ nuôi. Những năm trước, trên địa bàn xã Bình Lương có 6 trang trại, gia trại với quy mô trên 1000 con 1 lứa. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn xã còn 01 hộ gia đình đầu tư nuôi gà theo mô hình trang trại đạt 1.000 con/1 lứa. Còn đa số là các hộ nuôi nhỏ lẻ tự cung, tự cấp. Năm 2023 trên địa bàn xã có 628 hộ nuôi gà với số lượng đàn lũy kế cả năm là 60.000 con, giá bán khoảng 70.000đ - 100.000đ/kg. Hàng năm cung cấp số lượng gà thịt khoảng 120 tấn gà ra thị trường thu về từ 8 - 10 tỷ đồng.
Xác định chăn nuôi gà là một trong những mô hình dễ nuôi, nhiều tiềm năng, là nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân và mang lại hiệu quả kinh tế. Trong những năm qua được sự thống nhất của Đảng ủy, UBND xã đã phối hợp với MTTQ, các đoàn thể thực hiện triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách như chương trình 30a, 135 hỗ trợ con giống, vật nuôi. Phối hợp với chương trình vùng như xuân tổ chức các lớp tập huấn kiến thức chăn nuôi, hỗ trợ con giống đến nhiều hộ dân trên địa bàn xã, tạo nguồn lực, tiềm năng trong chăn nuôi, nhất là nuôi gà.
Nuôi vịt.
Với điều kiện tự nhiên có nguồn nước dồi dào rất thuận tiện cho việc chăn nuôi vịt phát triển. Thấy được tiềm năm đó chính quyền địa phương cũng đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ kích cầu như chương trình 135; 30a; Chương trình vùng Như Xuân đã hỗ trợ con giống, thức ăn, tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi đến các hộ dân trong đó đặc biệt là tháng 2 năm 2021 Tầm nhìn thế giới hỗ trợ triển khai mô hình nuôi vịt (Mavin) cho 20 hộ hiện nay cò 13 hộ tiếp tục duy trì
Hiện nay trên địa bàn xã có 68 hộ nuôi Vịt, với số lượng là 1091 con. Lũy kế cả năm là 4000 con, giá thị trường dao động 50-60 nghìn đồng/1kg. Tổng giá trị thu về ước đạt 550.000.000đ/năm.
Với tổng đàn 100 con vịt bơ giá giống 2 triệu; 4 triệu thiền thức ăn công nghiệp, 1 triệu tiền thuốc thu y, thời gian nuôi 3,5 tháng tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp với hao hút 5% với trọng lượng 3,0 kg giá bán 50.000 đồng; tổng thu nhập 14,250 triệu.
Các hộ chủ yếu là tận dụng diện tích ao, hồ sẵn có để nuôi phục vụ cho nhu cầu của gia đình và bán nhỏ lẻ trên địa bàn xã. Nuôi vịt, hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương.
Nuôi lợn
Trước đây lợn cũng là con nuôi phổ biến tại xã và cũng được nhà nước quan tâm hỗ trợ bằng các chương trình 135; 30a; tầm nhìn thế giới hỗ trợ con giống tập huấn kiến thức chăn nuôi đến với người dân. Tuy nhiên trải qua các đợt dịch hoành hành như: Dịch tai xanh, dịch tả lợn châu phi và đặc biệt là giá cả không ổn định khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn bỏ nghề. Nhưng do nhu cầu sử dụng thực phẩm từ thịt lợn cao nên thời gian gần đây các hộ dân có hướng chăn nuôi lợn trở lại, tổng đàn lợn đang có chiều hướng phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn sinh sản. Năm 2020 dự án nuôi lợn Nái sinh sản của hội phụ nữ đã triển khai ở thôn Làng Gió với 20 hộ tham gia và tổng số lợn được cấp là 40 con lợn giống, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ tham gia dự án; các hộ đang duy trì dự án cho đến nay là 15 hộ.
Hiện nay trên địa bàn xã có 428 con với 92 hộ trong đó có 39 hộ nuôi lợn nái sinh sản lũy kế cả năm 1300 con trọng lượng xuất bản 75kg sản lượng ước đạt. Nuôi chủ yếu các loại lợn lai, lợn rừng, lợn lai lòi, hằng năm xuất bán ra thị trường ước đạt 90 tấn lợn với giá bán dao động từ 50.000- 65.000đồng /kg tùy vào từng thời điểm đã thu về từ 4,5 - 5,5 tỷ đồng.
Với mô hình lợn thịt (chuồng trại có sẵn) quy mô 10 con (lợn siêu) giá giống 11 triệu; 30 triệu tiền thức ăn công nghiệp, 1,5 triệu tiền thuốc thú y điện nước, thời gian nuôi 4 tháng Đạt 1 tấn giá bán thị trường hiện nay 55.000 đồng/kg; tổng thu nhập 55 triệu - 42,5 triệu lợi nhuận 12,5 triệu.
Nuôi ong mật.
Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã đã có từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hiện nay, trên địa bàn xã có 141 hộ (4 đàn trở lên) nuôi ong lấy mật và có tổng đàn ong lên tới 953 đàn. Đặc biệt trên địa bàn xã đã thành lập được 01 HTX nuôi ong lấy mật với số thành viên tham gia là 39 thành viên, đối với sản phẩm ong mật của HTX cũng đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh với tên gọi Mật ong hoa rừng Đức Lương. Hàng năm bán ra thị trường khoảng 9.670 kg mật ong, giá bán bình quân khoảng 200.000đ/kg đã mang về doanh thu khoảng 1,93 tỷ đồng.
Nuôi Ốc nhồi (ốc bưu đen)
Ốc nhồi (ốc bưu đen) là giống bản địa, cở ở tự nhiên các ao hồ khe suối trong những năm gần đây cùng với nuôi cá lồng, thì Ốc nhồi cũng là vật nuôi mới được đưa vào nuôi trên địa bàn xã.
Năm 2020, được sự quan tâm của Đảng ủy đã đưa mô hình nuôi ốc nhồi để phát triển kinh tế của địa phương có 5 hộ tham gia với hỗ trợ ban đầu là 5.000.000đ/hộ để mua con giống. Hiện nay trên địa bàn xã có 15 hộ nuôi diện tích ao để nuôi ốc có 2,5ha, mỗi năm sản lượng đạt 4 -5 tân ốc thương phẩm, Với giá bán hiện tại từ 75.000đ - 85.000đ/kg thu về khoảng 300.000.000đ - 350.000.000 ngoài ra còn bán ra thị trường khoảng 50 - 70 vạn con ốc giống thu về khoảng trên 200 triệu, bước đầu đã mang lại hiệu quả cao gấp 4-5 lầm so với chăn nuôi cá cùng diện tích, công chăm sóc không đáng kể.
Nuôi thỏ
Với các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo đã đưa con thỏ vào nuôi thử nghiệm, do kinh nghiệm còn thiếu thêm vào đó là các hộ được lựa chọ chưa thực sự chú trọng dẫn đến mô hình thất bại không nhân rộng được.
Hiện nay trên địa bàn xã có 02 hộ nuôi thỏ ở thôn Quang Trung và thôn Làng Gió với số lượng nuôi là 70 con/lứa với 2 đến 3 lứa/năm. Mỗi năm bán ra thị trường khoảng từ 300 - 400kg. Với giá bán hiện nay là 100.000đ/kg thu về khoảng 30.000.000đ - 40.000.000đ/năm. .
Thỏ được đánh giá là con nuôi có tiềm năng bởi giá cả thị trường tương đối ổn định sinh sản nhanh nguồn thức ăn sẵn cón ngoài tự nhiên và cho lợi nhuận tương đối cao.
Nuôi Chuột nứa (dúi)
Đây là giống vật nuôi mới, hiện nay trên địa bàn xã có 07 hộ nuôi với số lượng khoảng 400 con, các hộ chủ yếu đang nuôi để nhân giống chưa có sản phẩm để bán. Giá bán ra thị trường vào khoảng 400 - 500 nghìn đồng/1kg
Với quy mô 1 cặp/năm, dúi đẻ 3 lứa mỗ lứa trung bình 2 con nuôi trong 6 tháng đạt trọng lượng 1,3kg và bắt đầu sinh sản. vì vậy từ một cặp bố mẹ ban đầu trong 1 năm có thể phát triển thành đàn từ 10 con với tổng trọng lượng 7-10kg với giá bán hiện nay 450 nghìn đồng/kg. thu về 3-4 triệu chi phí 1 triều đồng thức ăn bổ sung và thuốc thú y.
Trồng rau an toàn:
Với lợi thế của xã là tiếp giáp với thị trấn Yên Cát, giao thông đi lại thuận tiện, nhân dân có kinh nghiệm nhiều năm cung cấp mặt hàng rau sạch cho chợ và người dân thị trấn Yên Cát. Thấy được lợi thế đó Năm 2020 được sự hỗ trợ của cấp trên, sự đồng hành của Tầm nhìn thế giới UBND xã đã xây dựng mô hình rau an toàn ở thôn Quang Trung với diện tích là 2,0 ha, và có 19 hộ tham gia. Với số tiền 450.000.000đ để cải tạo xây dựng, nâng cấp mặt bằng, chứng nhận VietGap, chứng nhận an toàn thực phẩm.
Cho đến nay mô hình cũng đang hoạt động doanh thu hằng năm của các hộ ước đạt 300 triệu/ năm/toàn bộ mô hình. Với kết quả như trên chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Trồng nấm
Trên địa bàn xã có hộ gia đình ông Đặng Xuân Lũy thôn Làng Gió đã triển khai trồng nấm Bào Ngư và Mục nhỉ với 04 nhà với một lần nuôi được 20.000 bầu mỗi năm gia đình nuôi 03 lứa nấm bào Ngư và 01 lứa Mộc Nhỉ với giá bán hiện nay là khoảng 40.000đ/kg nấm Bào Ngư và 110.000đ/1kg Mộc nhỉ khô đã mang đến thu nhập cho hộ 70.000.000đ - 90.000.000đ/năm và đã tạo công ăn việc làm cho khoảng từ 3-5 lao động.
Trồng Gai Xanh.
Trên địa bàn có 01 hộ ông Trương Văn Huy ở thôn Làng Gió đã trồng thử nghiệm 2,0ha. UBND xã đã phối hợp với công ty cổ phần An Phước ở huyện Cẩm Thủy đến hướng dẫn kỹ thuật từ khâu làm đất, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc cho hộ gia đình.
Thực hiện chính sách theo Nghị quyết 385/2021/NQ-HĐND tỉnh UBND xã đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện cùng với gia đình đã tiến hành nghiệm thu và hỗ trợ 20.000.000đ tiền mua giống cây Gai Xanh. (Chưa cho thu hoạch)
Trồng cây ăn quả phân tán:
Trên địa bàn xã có khoảng 36,7 ha đã cho thu hoạch 15ha diện tích trồng cây ăn quả chủ yếu là Bưởi diễn, ổi, Xoài, Mít... cũng đã mang lại thu nhập đáng kể cho các hộ trồng nhất là một số hộ trồng bưởi diễn như hộ bà Lê Thị Thân thôn Quang Trung,
Với diện tích 1 ha cây ăn quả phân tán Với giá bán hiện nay từ 7.000đ - 10.000đ/kg các loại đã mang về thu nhập từ 20.000.000đ - 30.000.000đ/năm
Cây sắn
Hiện nay trên địa bàn xã có tổng diện tích 120 ha với tổng số 143 hộ với giá bán thị trường (năm 2022 sản lượng 350 tấn với giá dao động 19.000 - 22.000Đ) thu nhập ước đạt 7 tỉ đồng
Thu nhập/ha với sản lượng ước đạt 20 tấn/ha; giá bán 2.000đ/kg thu nhập đạt 40 triệu đồng trừ chi phí tiền cải tạo đất, phân bó, công lao động khoang 20 - 25 triệu lơi nhuận đạt 15-20 triệu.
Cây lâm nghiệp
Hiện nay trên địa bàn xã có diện tích 1.518 ha đất rừng sản xuất trong đó diện tích trồng keo là khoảng 1.100ha, hàng năm khai thác bán từ 200 ha với giá bán bình quân từ 100 triệu đồng/ha keo giấy với giá trị đạt 20 tỉ đồng. Trên địa bàn xã xác định cây Keo là một trong những cây chủ lực để phát triển kinh tế trên địa bàn xã.
Thu nhập với diện tích 1ha/5 năm ước đạt 80 - 100 triệu trừ chi phí tiền giống 5 triệu, công trồng 5 triệu; phát cỏ chăm sóc 10 triệu lợi nhuận 60- 80 triệu/5 năm mỗi năm đạt 12-16 triệu.
Cây chè
Hiện nay trên địa bàn xã có diện tích 12 ha hiện đang cho thu hoạch 10 ha nhân dân chủ yếu bán cho thường lài với giá 250 - 300 nghìn/ 1 tạ mỗi năm cho thu hoạch 4 lứa mỗi lứa đạt 3-4 tấn/ha tổng thu nhập từ trồng chè ước đạt 50 triệu/ha
Trồng cây dược liệu
Đây là hướng đi tiềm năm chúng ta cần đặc biệt quan tâm trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả và chủ trương cải tạo vườn tạp. trong đó các các cây: Đu đủ đức, xạ đen, hương bài, ... Chưa có mô hình để đánh giá sự phù hợp tại địa phương, tuy nhiên qua tìm hiểu các mô hinh cây dược liệu đều có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm/ha.
Các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm tại Hội nghị
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự hội nghị đã tham luận và thảo luận về các giải pháp cũng như kinh nghiệm thực hiện hiệu quả các mô hình PTSX. Theo đó, các giải pháp được các đại biểu đưa ra tập trung vào một số nội dung, như: Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, thăm quan nhân rộng, nâng cao nhận thức về sản xuất, phát triển nông nghiệp bền vững, tập trung vào các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cáo nhưng không đòi hỏi kỹ thuật cũng như chi phí sản xuất thấp như: mô hình nuôi ong lấy mật, nuôi ốc nhồi, trồng cây đu đủ đực...; gắn kết việc hỗ trợ thực hiện các dự án PTSX thuộc chương trình MT QG PT vùng đồng bào DT và miền núi; xây dựng nông thôn mới, tăng hiệu quả các mô hình; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết các mô hình PTSX để phát hiện các vấn đề phát sinh...
Đồng chí Lê Tiến Đạt - Trưởng phòng NN và PTNT huyện Như Xuân phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lê Tiến Đạt - Trưởng phòng NN và PTNT khẳng định việc xây dựng, phát triển các mô hình PTSX có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, chủ trương hỗ trợ các mô hình PTSX được cấp ủy, chính quyền xã Bình Lương đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển các mô hình PTSX trên địa bàn xã đang còn một số tồn tại hạn chế, đó chính là việc tiêu thụ, tìm đầu ra, quảng bá cho sản phẩmcòn chưa rộng rãi, chưa thu hút được nhiệu sự quan tâm đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, đồng chí yêu cầu yêu cầu, trong thời gian tới, Cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện mô hình phải chú ý chủ động lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện và trình độ canh tác của từng địa phương. Các mô hình PTSX phải đưa được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sự vượt trội về năng suất, chất lượng và hiệu quả để tạo ra mô hình điển hình, trên cơ sở đó phát triển mô hình ra diện rộng. Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn để sử dụng nguồn vốn hiệu quả thực hiện xây dựng và phát triển các mô hình PTSX. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình phát triển theo chuỗi giá trị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá các mô hình sản xuất để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại.
Ông Cao Phan Việt - Trưởng chương trình vùng Như Xuân phát biểu tại Hội nghị
Cũng tại Hội nghị này, Ông Cao Phan Việt -Trưởng Chương trình vùng Như Xuân đã phát biểu cam kết tiếp tục đồng hành cùng với xã trong vấn đề phát triển sinh kế. Mong muốn nhìn thấy sự đổi thay hơn nữa của xã Bình Lương trong thời gian tới./.
Lường Xinh - VHTT
- Gần 600 học sinh xã Bình Lương được tham gia Chương trình ngoại khóa "Giáo dục lòng biết ơn"
- Đảng bộ xã Bình Lương hoàn thành 100% chỉ tiêu kết nạp đảng viên
- Đảng ủy xã Bình Lương sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2024
- Xã Bình Lương tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu 40 năm, 45 năm tuổi Đảng
- 10 biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay
- Xã Bình Lương tổ chức thành công Đại hội Hội cựu công an nhân dân
- CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, GIÁO VIÊN XÃ BÌNH LƯƠNG CHUNG TAY ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC BỊ BÃO LỤT
- Siêu bão số 3 giật cấp 17 đang cách Quảng Ninh 550 km
- NHÂN DÂN XÃ BÌNH LƯƠNG HÃY CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG CƠN BẢO SỐ 3, SIÊU BÃO YAGI
- Các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân đồng hành cùng xã Bình Lương trong xây dựng nông thôn mới
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289