Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử Xã Bình Lương - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hoá

Ông Lương Quang Hợi - Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn xã Bình Lương

Đăng lúc: 09:42:18 19/10/2023 (GMT+7)
100%
Print

        Ông Lương Quang Hợi sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo; Là dân gốc sống lâu năm ở Thôn Làng Mài xã Bình Lương  - đây là một thôn bản đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp, 100% hộ dân nơi đây là dân tộc. Trước đây, gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn về kinh tế. Được bố mẹ nuôi ăn học, từ năm 1995  được sự tín nhiệm của nhân dân và phân công của tổ chức, ông đảm nhiệm các chức vụ khác nhau trong các tổ chức đoàn thể tại thôn. Từ năm 2012 đến nay, ông luôn đảm nhận chức vụ Người có uy tín thôn Làng Mài – xã Bình Lương, với nhiều chức vụ được giao, tuy nhiên bản thân ông luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, hằng năm đều được khen thưởng của các cấp.
a.jpg
Quang cảnh nhà ông Lương Quang Hợi

Sau nhiều năm, cái đói, cái nghèo cứ đeo đuổi bên mình; Với bản chất anh bộ đội cụ Hồ, Người Đảng viên ưu tú không cam chịu đói nghèo, nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ tìm cách làm ăn, không những cho gia đình mà cho bà con trong bản, sau thời gian suy nghĩ Ông nhận thấy với điều kiện của địa phương đất rộng, người thưa, có nhiều đồng đất phù hợp với chăn nuôi trâu, bò. Từ ý nghĩ trên, Ông đã bàn với gia đình và được mọi người thống nhất, Ông đã vau mượn bạn bè và anh em một số vốn để đầu tư vào mua trâu để chăn thả và Nhận thấy việc vào rừng lấy mật ong về bán không hiệu quả, lại phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên vì vậy, bản thân Ông đã tìm hiểu mô hình nuôi ong lấy mật ở một số địa phương khác và bắt đầu thí điểm nuôi ong tại thôn Làng Mài. Từ đó điều kiện kinh tế của gia đình càng khấm khá lên. Đến nay, kinh tế gia đình đã ổn định và phát triển, cụ thể: hiện nay, gia đình có 25 con trâu, mỗi năm xuất bán được trên 60 tr đồng; Diện tích keo là 2 ha; Rau màu các loại là hơn 1 sào, gia cầm các loại hơn 100 con. Hằng năm thu nhập gần 100 triệu đồng.

          Hiện nay, gia kinh tế gia đình đã khá giá, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi trong gia đình đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt cả về vật chất lẫn tinh thần.

Bản thân ông và gia đình luôn gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước, các quy ước, Hương ước của thôn bản đề ra. Tích cực tham gia các phong trào thi đua như: “TD ĐK XD ĐSVH ở khu dân cư”, phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, phong trào xóa đói giảm nghèo, phong trào đền ơn đáp nghĩa,…Trong nhiều năm, gia đình luôn đạt danh hiệu gia đình sản xuất kinh doanh giỏi…Năm 2012 được  nhân dân trong thôn bầu là người có uy tín trong đồng  bào các dân tộc thiểu số.

Suy nghĩ và nhận thấy nhiều hộ gia đình trong thôn còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo cao, do đó, bản thân đã tham mưu cho cấp uỷ chi bộ tuyên truyền vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tích cực lao động để thoát nghèo, thay đổi tập tục lạc hậu:

          - Vận động nhân dân xóa bỏ tập tục chăn nuôi thả luông: trước năm 2015, các hộ gia đình tại thôn Làng Mài chủ yếu chăn nuôi đàn trâu, bò bằng hình thức thả luông vào rừng, khi nào cần bán, giết thịt thì cả làng vây bắt. Hiên nay, nhờ cách tuyên truyền vận động khéo léo, và bằng việc làm có hiệu quả đi đầu của gia đình Ông, nhân dân nơi đây đã tin tưởng và cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và Tổ chức Tầm nhìn thế giới đã xây dựng chuồng, trại kiên cố đem trâu, bò trong rừng về để tiện theo dõi, chăm sóc và thực hiện tiêm phòng định kỳ hằng năm, đàn trâu, bò của thôn đều tăng tổng đàn theo từng năm, hiện nay, có 316 con. Từ đó, giúp các hộ có đời sồng kinh tế ổn định, từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Điển hình như hộ ông Lương Quang Hợi,  Đinh Đình Hồng, Hà Văn Cần, Lục Văn Đức, Hà Thanh Xuân…

trau thôn đang ăn cỏ.jpg
Đàn trâu của thôn Làng Mài  thong dong gặm cỏ trên cánh đồng đã gặt

          - Vân động nhân dân xây dựng nhà ở kiên cố, khang trang, xỏa bỏ nhà tạm bợ, dột nát: trong những năm trước năm 2015, nhân dân thôn Làng Mài không quan tâm đến nhà ở, chủ yếu kiếm sống bằng nghề hái nấm, hái măng, lấy mật ong trong rừng…, sáng đi tối về…nhà ở dột, không tránh được mưa nắng nên hay ốm đau bệnh tật. Hiện nay, đa số các hộ dân đã thay đổi lối sống tạm bờ, xây dựng nhà ở khang trang. Điển hình như: Hộ ông Lương Quang Hợi, Hà Thị Chuyển, Đinh Đình Hồng, Lương văn Trọng, Hà Văn Châu…Đặc biệt, từ Dự án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, ông đã vận động được 03 hộ đăng ký làm nhà ở trong năm 2023: hộ ông Hà Văn Anh, Hà văn Hiền và hộ ông Lương Văn Lợi…

hộ nghèo xây nhà ở.jpg
 Hộ ông Hà Văn Anh - thuộc diện hộ nghèo đã khởi công làm nhà ở

      - Vận động các hộ tham gia Mô hình nuôi ong lấy mật tại Hợp Tác xã Hợp Thành, được Chứng nhận sản phẩm Occop 3 sao: Trước kia các hộ ở thôn Làng Mài vào mùa hoa, vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hằng năm, thường vào rừng lấy mật ong, Tuy nhiên, khi hợp tác xã Hợp thành được thành lập, xuất hiện mô hình nuôi ong tự nhiên lấy mật ở thôn bên cạnh, Ông Lương Quang Hợi đã vận động các hộ gia nhập và bước đầu đàn ong đã cho thu hoạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao, như hộ bà Hà Thị Chuyển có hơn 20 đàn, ông Đinh Đình Hồng có 10 đàn, Ông Hà Xuân Sao có 8 đàn…

          - Vân động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu: trước kia khi có người ốm đau, người dân ở đây không đem đi viện để chữa mà để ở nhà và mời thầy cúng, thầy mo đến cúng bái, sinh nở cũng sinh tại nhà…Tuy nhiên, hiện nay nhân dân đã thay đổi cách làm, cách nghĩ cùng với việc được hỗ trợ 100%  việc cấp thẻ BHYT cho người dân sống tại thôn ĐBKK, nhân dân đã thường xuyên thăm khám, ổn định  sức khỏe để phát triển kinh tế.

          - Vận động thanh niên trong độ tuổi tham gia xuất khẩu lao động hợp pháp: Làng Mài trước kia là thôn có tỷ lệ lao động vượt biên trái phép sang Trung Quốc cao, hiện nay do công tác tuyên truyền vận động, nhân dân đã nhận thức được mối nguy hiểm khi vượt biên trái phép và đăng ký tham gia xuất khẩu hợp pháp. Trong 3 tháng đầu năm 2023, thôn đã có 02 thanh niên tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.

Những việc mà bản thân ông và gia đình đã và đang thực hiện tuy chưa lớn nhưng cũng góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội của điạ phương, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo, góp phần cùng địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí về đích nông thôn mới và phấn đấu cùng nhân dân thôn Làng Mài thoát nghèo vào năm 2025./.

                                                                                                                    VHTT

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289