Người dân cần chủ động phòng chống bệnh dại
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân hiện nay trên địa bàn thôn Xuân Hòa, xã Xuân Bình có 01 trường hợp người tử vong do bị chó dại cắn.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh dại. Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
1. Nguồn bệnh: Động vật gây bệnh chủ yếu là chó (trên 90%), mèo và động vật hoang dã như chó rừng, hồn, cầy, cáo, rơi và một số loài động vật có vú khác.
2. Thời kỳ ủ bệnh: Thường thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2-8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
3. Thời kỳ lây truyền: Ở chó và mèo thường từ 3-10 ngày trước khi có dấu hiệu lâm sàng và trong suốt thời kỳ súc vật bị bệnh. Tuy nhiên có một số trường hợp chó, mèo có thể ủ bệnh trên 10 ngày đến 2 tháng trước khi phát bệnh và chết.
4. Phương thức lây truyền: Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da xâm nhập vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương gây tổn thương thần kinh trung ương.
5. Các biện pháp phòng, chống bệnh Dại:
Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
- Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.
- Đối với xác chó, mèo bị chết cần phải tiêu hủy ngay ( phải đeo găng tay, ủng đồ bảo hộ, dùng vôi bột để bỏ vào hố chôn, thuốc khử trùng . )
- Gần 600 học sinh xã Bình Lương được tham gia Chương trình ngoại khóa "Giáo dục lòng biết ơn"
- Đảng bộ xã Bình Lương hoàn thành 100% chỉ tiêu kết nạp đảng viên
- Đảng ủy xã Bình Lương sơ kết công tác 9 tháng đầu năm 2024
- Xã Bình Lương tổ chức Lễ trao tặng huy hiệu 40 năm, 45 năm tuổi Đảng
- 10 biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay
- Xã Bình Lương tổ chức thành công Đại hội Hội cựu công an nhân dân
- CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, GIÁO VIÊN XÃ BÌNH LƯƠNG CHUNG TAY ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN BẮC BỊ BÃO LỤT
- Siêu bão số 3 giật cấp 17 đang cách Quảng Ninh 550 km
- NHÂN DÂN XÃ BÌNH LƯƠNG HÃY CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG CƠN BẢO SỐ 3, SIÊU BÃO YAGI
- Các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân đồng hành cùng xã Bình Lương trong xây dựng nông thôn mới
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289